Cụm công nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hoà, Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội
0915200720 - 0973350026 -0911770026

Hàn hoàn thiện kim loại

26/07/2021
Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, tiếp thu và chuyển giao công nghệ đã được ngành cơ khí chế tạo coi trọng, đẩy mạnh. Nhờ đó, ngành cơ khí trong nước đã đạt được những thành quả đáng kể, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tiến sĩ Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí - cho biết, là một trong những viện nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, tiếp thu công nghệ và chuyển giao công nghệ của Viện luôn được coi trọng, đẩy mạnh và đạt được những kết quả rất đáng kể. Ngành cơ khí Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì phải đầu tư phát triển nhằm tự chủ các công nghệ phù hợp.

Từ đầu năm 2008, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam đã đầu tư nhà máy đúc tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều khâu tự động hóa. Từ khi hoàn thành đưa vào sử dụng, các sản phẩm đúc của nhà máy đã dần khẳng định được uy tín trên thị trường. Đặc biệt, nhà máy đã ký được các hợp đồng lớn về cung cấp sản phẩm đúc cho các công ty nước ngoài với yêu cầu rất cao về chất lượng như Toshiba, Ge, Juki, Iseki…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo trong nước phát triển, cần tạo thị trường phát triển cho các lĩnh vực cơ khí trọng điểm; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sử dụng máy móc trong nước sản xuất, tăng thuế nhập khẩu máy móc nước ngoài. Đồng thời, khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tham gia vào lĩnh vực chế tạo máy...

Theo Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế…


Bài viết liên quan